TIẾP DÂN, GIẢI QUYẾT KN - TC

Bình chọn

0 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 13

  • Hôm nay 2013

  • Tổng 8.088.441

Tìm hiểu về phong tục cưới hỏi độc đáo của người MaCoong

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Người MaCoong là một nhóm địa phương của dân tộc Bru - Vân Kiều. Hiện nay  trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình người MaCoong cư trú tập trung chủ yếu ở xã Thượng Trạch. Trong các hoạt động của đời sống cộng đồng, đồng bào MaCoong còn lưu giữ được những nét văn hoá truyền thống độc đáo của dân tộc mình đặc biệt là các phong tục, nghi lễ trong tục lệ cưới hỏi.

Thủ tục kiểm tra sính lễ dưới chân cầu thang

Đám cưới của người MaCoong trải qua nhiều bước, trong đó có các lễ chính như lễ bỏ của, lễ cưới và lễ lại mặt.

Cũng giống như các dân tộc khác, trai gái MaCoong lớn lên đến tuổi cập kê, hẹn hò tìm hiểu nha để xây dựng gia đình. Sau quá trình tìm hiểu đôi trai gái đính ước thống nhất xin phép gia đình đến với nhau bằng lễ  “Bỏ của (lễ này hình thức ging như lễ ăn hỏi).Tuỳ theo điều kiện của đằng trai để bố trí số lượng người đi tham gia lễ “Bỏ của. Nếu nhà trai có điều kiện thì có đông người tham gia lễ “Bỏ của” gồm: Ba mẹ, đại diện họ hàng và bạn bè của người con trai ( nếu không có điều kiện thì chỉ cần có bố mẹ hoặc một vài người thân thích ) đến nhà cô gái để chứng kiến lễ “Bỏ của” của đôi trai gái. Tại lễ “ Bỏ của”, nhà trai giao lễ vật gồm đôi gà và vò rượu cùng một khoản tiền nhất định do đôi bên thống nhất từ trước. Sau khi lễ vật được bày biện xong thì nhà trai xin dâng lễ lên nhà gái để hai bên trao đổi, thống nhất và báo cáo với tổ tiên họ nhà gái xin con gái  về làm con dâu và đánh dấu từ đây cô gái đã là vợ của chàng trai.

Những người chìa tay ra để thực hiện nghi thức buộc chỉ cổ tay cho đôi trai gái

Điểm đặc biệt trong phong tục cưới hỏi của Người MaCoong là thời gian từ lễ “Bỏ của cho đến lễ cưới không được ấn định cụ thể mà có thể ngắn dài tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế của nhà trai. Theo quan niệm của người MaCoong sau lễ bỏ của đôi trai gái đã là vợ chồng. Vì thế từ sau lễ bỏ của người con trai sẽ thực hiện nghi lễ ở rể cho đến lúc chuẩn bị đầy đủ điều kiện để tiến hành lễ cưới. Trong bản làng của người MaCooong, xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch có những đôi vợ chồng ăn ở với nhau rất lâu sinh con đẻ cái mới thực hiện lễ cưới thậm chí có những đôi vợ chồng không thực hiện được lễ cưới do chú rể không thể đáp ứng đủ các điều kiện thách cưới đằng gái đưa ra.

Nghi thức cột chỉ ngũ sắc

Sau khi chuẩn bị đủ điều kiện thách cưới đng gái đưa ra, đng nhà trai tiến hành xin cưới và tổ chức lễ cưới cho đôi vợ chồng. Người MaCoong quan niệm rằng: Trước ngày cưới cô dâu phải ra suối tắm rửa bởi người MaCoong tin rằng nước suối sẽ gột rửa hết những buồn tủi, vất vả trước đó của người con gái và sau đám cưới chỉ có hạnh phúc, sinh sôi

Đám cưới là ngày vui không chỉ riêng của gia đình mà còn là niềm vui của cả bản làng, vì thế đám cưới phải được chuẩn bị chu đáo, có tiệc rượu mời cả làng chung vui. Việc chuẩn bị lễ cưới được hai gia đình thực hiện rất chu đáo từ lễ vật cho đến trang phục , tiệc mừng cưới…..

Trước khi sang nhà gái, mẹ chú rể giao lễ vật xin dâu cho người đứng chủ hôn của nhà trai kiểm đếm gồm: 1 bộ trang phục cô dâu đầy đủ cùng với của hồi môn là những bộ váy áo truyền thống kèm theo khăn thổ cẩm, đồ trang sức, vòng cổ bạc và một chiếc gùi bằng mây; 2 con lợn, 12 con gà, 2 vò rượu, típ xôi và số tiền thách cưới do nhà gái ấn định trước. Đoàn rước dâu sau khi tham gia lễ cưới tại nhà gái thì Ba, mẹ  và chú rễ sẽ ngủ lại lại một đêm bên nhà gái, đến giờ tốt xin dâu về nhà trai. Những thành viên còn lại sẽ lên đường về nhà trai vào lúc 9 giờ tối để chuẩn bị cho lễ đón dâu tại nhà trai.

Các Lễ vật được nhà trai mang đễn bày dưới chân cầu thang để nhà gái kiểm đếm, thm định trước khi khấn gia tiên. Sau thủ tục nạp l cho nhà gái được thực hiện xong thì hai bên tiến hành lễ buộc chỉ cổ tay cho đôi trai gái. Đây được xem là nghi lễ quan trọng nhất trong đám cưới của người MaCoong. Những sợi chỉ ngũ sắc được những người gia MaCoong buộc vào cổ tay cho đôi trai gái tượng trưng cho tình nghĩa vợ chồng cầu mong họ sng trọn nghĩa vẹn tình. Trong quan niện của người MaCoong chỉ ngũ sắc tượng trưng cho Kim - Mộc - Hoả - Thổ - Thuỷ giúp con người cân bằng âm dương, luôn khỏe mạnh và hạnh phúc để cuộc sống được sinh sôi, nảy nở ngày càng sung túc.

Đến 9 giờ sáng, chú rễ cùng ba mẹ đôi bên dẫn cô dâu ra khấn gia tiên và báo cáo họ hàng, quan khách từ nay về nhà chồng sinh sống. Khi đón dâu vào nhà, cô dâu phải dẫm lên đực rựa được nhà trai để sẵn trước cửa khi đi vào nhà và mẹ chú rễ sẽ thực hiện nghi lễ rửa chân cho cô dâu với ý niệm cắt đứt mọi khổ đau, rửa hết mọi vất vả để đón chào cuộc sống vợ chồng hạnh phúc. Sau ba ngày, đôi vợ chồng cùng bố mẹ trở về thăm bố mẹ nhà gái, nhận anh em họ hàng để bắt đầu hành trình mới của cuộc sống hôn nhân.

Ngày nay cuộc sống ngày càng phát triển đám cưới của người MaCoong được chuẩn bị tươm tất, kỷ lưỡng hơn và các nghi lễ truyền thống đặc sắc trogn đám cưới được bà con gìn giữ vẹn nguyên như là điểm tựa inh thần cho các đôi trai gái bước vào hành trình mới của cuộc đời.

Lê Hữu Lợi

Phòng VH&TT Bố Trạch

Các tin khác