TIẾP DÂN, GIẢI QUYẾT KN - TC

Bình chọn

0 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 8

  • Hôm nay 190

  • Tổng 8.185.347

NGÀY MAI ĐANG BẮT ĐẦU TỪ NGÀY HÔM NAY

Font size : A- A A+

NGÀY MAI ĐANG BẮT ĐẦU TỪ NGÀY HÔM NAY

Huyện Bố Trạch có diện tích tự nhiên 2.123,1km2 với dân số gần 170.000 người (năm 2002). Toàn huyện có 30 xã, thị trấn, trong đó có 9 xã miền núi và 2 xã miến núi rẻo cao, có 24 km bờ biển và trên 40 km đường biên giới Việt Lào. Huyện còn có quốc lộ 1A, 2 nhánh Đông và Tây đường Hồ Chí Minh, đường sắt đi suốt dọc từ đầu đến cuối huyện theo hường Bắc Nam; các tuyến đường quốc lộ 15A, tỉnh lộ 2, 2B, 3, tỉnh lộ 20 nối liền các tuyến đường dọc huyện, có cửa khẩu Kà Roòng - Noọng Ma (Lào). Biển nơi đây có nhiều loại hải sản, đặc biệt huyện có bãi tắm du lịch Đá Nhảy, vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO công nhận di sản văn hoá thế giới. Đó chính là thế mạnh để phát triển ngành du lịch, dịch vụ của huyện. Từ các lợi thế đó, huyện đã phát huy thế mạnh của mình trên các lĩnh vực kinh tế. Cụ thể:
Cửa động Phong Nha

Cửa động Phong Nha

Nông nghiệp: Huyện từng bước chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp đúng hướng, hạn chế độc canh trong sản, xuất hình thành các vùng tập trung chuyên canh cây trồng, con nuôi theo hướng sản xuất thâm canh, bán thâm canh, bước đầu hình thành các vùng sản xuất hàng hoá và thu hiệu quả kinh tế khá. Phát huy thế mạnh vùng gò đồi để tạo cơ cấu mùa vụ, cây trồng ngày càng hợp lý hơn, cây công nghiệp phát triển mạnh, đặc biệt là cây cao su tiểu điền của các hộ nông dân, hình thành các vùng sản xuất cây công nghiệp ngắn ngày có năng suất, chất lượng cao, chăn nuôi trâu bò có điều kiện phát triển (chiếm trên 30% trong nông nghiệp). Lâm nghiệp đã chuyển cơ cấu từ khai thác là chủ yếu sang bảo vệ, khoanh nuôi và trồng rừng để bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng. Trong năm qua, hải sản xuất khẩu của huyện tăng nhanh, nuôi cá lồng, tôm cua nước lợ, nuôi tôm trên cát đang phát triển mạnh. Giá trị sản xuất thuỷ sản tăng 23,8% so với năm 2002. Tổng sản lượng đánh bắt và nuôi trồng 9.060 tấn đạt 108,2% KH, tăng 8,2%. Sản lượng nuôi trồng 944 tấn đạt 171, 6% KH, tăng 85% so với cùng kỳ.

Ngành thuỷ sản tiếp tục phát triển mạnh cả về năng lực đánh bắt, nuôi trồng và chế biến. Nét nổi bật trong nuôi trồng thuỷ sản vừa qua là đã chuyển trên 100 ha lúa 1 vụ có năng suất thấp sang nuôi tôm, tiếp tục mở rộng diện tích trong dự án đã đầu tư và vùng ven sông. Nhờ đó, diện tích nuôi thuỷ sản năm 2003 tăng 253,5 ha so với năm trước, tăng 1,5 lần so với kế hoạch dự kiến ban đầu. Nuôi thâm canh từ 17 ha năm 2000 đã tăng tên 137 ha trong năm sau. Có thể nói, phong trào nuôi trồng thuỷ sản của huyện ngày càng phát triển mạnh mẽ và đang trở thành ý thức tự giác của quần chúng nhân dân. Từ đó, mở ra triển vọng to lớn trong việc khai thác tiềm năng mặt nước, đồng thời tạo bước đột phá quan trọng trong phát triển ngành kinh tế mũi nhọn của huyện.

Với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo kiên quyết, kịp thời của các cấp uỷ Đảng và chính quyền, cùng với sự hưởng ứng tích cực của những người dân nơi đây, đến nay, trong 24 xã sản xuất nông nghiệp đã có 17 xã hoàn thành trước khi bước vào vụ sản xuất đông xuân 2003 -2004. Cũng trong năm 2003, huyện đã đầu tư 800 triệu đồng để trợ giá các loại giống mới; 209,1 triệu đồng phát triển vùng mía nguyên liệu; 103,9 triệu đồng phục vụ tập huấn và chuyển giao tiến bộ KHKT; 30 triệu đồng mua cây ăn quả. Bước đầu thử nghiệm mô hình sản xuất hoa, cây cảnh, rau thực phẩm loại mới góp phần đa dạng hoá cây trồng...Kinh tế trang trại đã xác định vị thế của mình trong nền kinh tế hàng hoá. Toàn huyện hiện có 582 trang trại, trong đó 352 trang trại trồng trọt, 14 trang trại chăn nuôi,76 trang trại lâm nghiệp, đặc biệt huyện có 124 trang trại thuỷ sản...Giá trị hàng hoá của các trang trại thực hiện 17,3 tỷ đồng chiếm 85% tổng giá trị sản xuất, giải quyết việc làm cho 1.389 lao động.

Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện thực sự đã có tốc độ phát triển đáng khích lệ. Giá trị sản xuất CN - TTCN đạt 125 tỷ đồng đạt 110,6% kế hoạch, tăng

Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải

Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải thăm di sản Phong Nha - Kẻ Bàng (Huyện Bố Trạch)

26,1% so cùng kỳ, trong đó,Công nghiệp ngoài quốc doanh 55,5 tỷ đạt 110,0% KH, tăng 18,3%. Điểm nổi bật trong sản xuất CN - TTCN năm 2003 là hỗ trợ 146 triệu đồng từ vốn khuyến nông giúp các địa phương khôi phục một số nghề sản xuất truyền thống, thu hút trên 500 lao động có việc làm như: dự án chế biến nước mắm cốt tinh lọc nhãn hiệu Quý Đức của HTX Thượng Đức, dự án khôi phục phát triển làng nghề rượu Vạn Lộc xã Vạn Trạch bước đầu đã sản xuất và tiêu thụ tốt. Dự án sản xuất gạch của xã Lâm Trạch đã góp phần giải quyết việc làm cho lao động. Một số sản phẩm của địa phương được khách hàng trong và ngoài huyện đón nhận.

Với tiềm năng về du lịch, trong năm qua, hoạt động thương mại - du lịch - dịch vụ phát triển tương đối mạnh và đa dạng, tỷ trọng tăng. Đây đang là thế mạnh lớn, nhất là tiềm năng du lịch tuyến Phong Nha - Đá Nhảy (bãi tắm du lịch) đang từng bước phát triển. Mạng lưới chợ đang được xây dựng và nâng cấp, thị trường nông thôn trở nên sôi động hơn. Cửa khẩu Cà Roòng- Noong Ma được khai thông tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu mua bán giữa các vùng. Bước đầu tạo được một số sản phẩm xuất khẩu với giá trị xuất 2,9 triệu USD góp phần hoàn thành vượt mục tiêu xuất khẩu của tỉnh. Số khách trong và ngoài nước đến Phong Nha ngày càng đông. Ước tính cả năm khoảng 200 ngàn lượt khách đến tham quan tăng gần 25% so với năm 2002. Hiện tại, huyện có 25/30 xã có máy điện thoại với 3,652 máy thuê bao cố định tăng 613 máy so với năm 2002. Bình quân 21,3 máy cố định /1.000 dân. 5 điểm bưu điện văn hoá xã được xây dựng nâng tổng số điểm bưu điện văn hoá lên 18 xã, chiếm 64,3% trong tổng số xã được quy hoạch xây dựng. Nhìn chung, bưu chính viễn thông ở huyện bước đầu hiện đại hoá và nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng nhu cầu của nhân dân.

Năm 2003, kinh tế huyện tăng trưởng 10,18%, cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực theo hướng sản xuất hàng hoá, nhiều chỉ tiêu hoàn thành sớm như thu ngân sách (32,1 tỷ KH 19 tỷ), sản lượng thuỷ sản (9.060 tấn/KH 8.050 tấn), hạ thấp tỷ lệ đói nghèo (4,1% KH 2,5 - 3%). Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh 55,5 tỷ/KH 50 tỷ...

Ông Ngô Văn Lý

Ông Ngô Văn Lý

Những bước chuyển biến mạnh mẽ trong lĩnh vực kinh tế đã kéo theo sự phát triển không ngừng trong văn hoá - xã hội. Trên mặt trận giáo dục tiếp tục đạt nhiều tiến bộ cả về quy mô, chất lượng và đa dạng về hình thức đào tạo, cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư, chất lượng dạy và học được nâng lên, số học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh tăng nhanh so với năm học trước. Năm học 2002 - 2003, khối tiểu học 62,2% khá giỏi, THCS 51,7% khá giỏi, PTTH:17,1% khá giỏi. Tỷ lệ thi đỗ các cấp cuốí năm học đạt thành tích rất khả quan. Tiểu học 99,5% tăng 0,7%, THCS 95,17% tăng 3,37%, PTTH 92,2% tăng 6,2% so với năm học trước. Cơ sở vật chất cho giáo dục được huyện quan tâm đúng mức. Hiện có 62 trường học cao tầng đã hoàn thàrnh hoặc đang thi công chiếm 70,4%, trang thiết bị được tăng cường, văn phòng làm việc, nhà ở giáo viên, hệ thống trường mầm non đang từng bước được đầu tư xây dựng. Đây là tiền đề quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của huyện nhà.

Trong công tác y tế, việc khám chữa bệnh chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân được quan tâm đúng mức. Các chương trình quốc gia về y tế đã được toàn ngành triển khai thực hiện một cách đồng bộ, có chất lượng. Đội ngũ cán bộ y tế luôn được tạo điều kiện nâng cao chất lượng chuyên môn và trách nhiệm phục vụ. Cơ sở vật chất được tăng cường. Mạng lưới y tế cơ sở xã và thôn bản được củng cố và bố trí lại hợp lý. Các lớp y tế thôn bản được hoàn thành trong đó có Tân, Thượng Trạch. Huyện đã khám chữa bệnh cho 84,6 ngàn lượt người, điều trị nội trú và ngoại trú gần 17 ngàn lượt người, vượt kế hoạch về tiêm chủng và tiêm chủng cho các đối tượng, điều trị dự phòng sốt rét và nguy cơ sốt rét cho gần 7.000 lượt người.

Trên mặt trận văn hoá, thông tin, huyện tiếp tục chỉ đạo thực hiện các Nghị quyết của Đảng về xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc. Các phong trào "toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá", toàn dân "Rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại"...được phát động rộng rãi. Sự nghiệp VHTT - TDTT có những bước phát triển khá mạnh mẽ, thu hút được đông đảo quần chúng tham gia. Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, TDTT đã góp phần tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương. Năm 2003, có gần 19.500 hộ được công nhận gia đình văn hoá, chiếm 52%. Phong trào xây dựng nhà văn hoá thôn, tiểu khu thực hiện được tốt ở một số địa phương. Có 16 nhà văn hoá được xây mới với kinh phí trên 10 tỷ đồng, đưa tổng số nhà văn hoá thôn hiện có lên 136 cái, chiếm 48%. Huyện còn đầu tư xây mới 9 trạm truyền thanh xã, đưa tổng số cơ sở có trạm truyền thanh lên 24 xã, chiếm 80%.

Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai

Từ nay đến năm 2010, nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm 9 - 9,5%. Huyện sẽ đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cụ thể chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp toàn diện phù hợp với hệ sinh thái trên vùng, đảm bảo sự bền vững của quá trình tái sản xuất, phù hợp với cơ chế thị trường, đưa tỷ trọng giá trị ngành chăn nuôi đạt 35 - 37 trong ngành nông nghiệp, tăng cường phát triển vốn rừng, đặc biệt coi trọng bảo vệ chăm sóc, nuôi dưỡng rừng gắn với lợi ích kinh tế và trách nhiệm của người dân, đặc biệt chú trọng bảo vệ di sản thiên nhiên thế giới với vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, đảm bảo môi trường sinh thái. Phát triển tổng hợp kinh tế thuỷ sản, chú trọng cả đánh bắt trên biển, trên sông và nuôi trồng, chế biến thủy sản, nâng cao hiệu quả chương trình đánh bắt xa bờ, tiếp tục đổi mới cơ cấu nghề đánh bắt hải sản theo hướng tăng các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, đưa sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản năm 2010 lên 9,5 - 1 vạn tấn, giá trị sản lượng thủy sản xuất khẩu đạt 40% trở lên. Bên cạnh đó, huyện tiếp tục sắp xếp sản xuất, khai thác có hiệu quả đề án phát triển CN - TTCN và ngành nghề nông thôn, duy trì tốc độ tăng trưởng 15 - 17%. Phát triển toàn diện và cân đối giữa các ngành trong lĩnh vực dịch vụ, thương mại, du lịch, ổn định mức tăng bình quân 16,5 - 17%, nâng cao chất lượng hoạt động tài chính tín dụng, ngân hàng. 100% xã có điện thoại và điểm bưu điện xã, huy động tốt nội lực, tranh thủ các nguồn vốn đầu tư từ TƯ, tỉnh và các tổ chức hợp pháp để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh đã đề ra. Trong tương lai, huyện sẽ đầu tư có trọng điểm vào một số vùng động lực phát triển kinh tế cộng đồng.

Chặng đường phía trước còn vô vàn gian nan, thử thách. Nhưng tin rằng, với những bước đi đúng hướng, vững chắc, Bố Trạch sẽ còn đạt nhiều thành tựu rạng rỡ hơn nữa trong tương lai./.

Nguồn: Quảng Bình Thế và Lực mới trong thế kỷ XXI