Nội dung văn bản
Số/Ký hiệu 29 /HD-BVTV
Ngày ký 22/04/2014
Người ký Dương Văn Điềm
Trích yếu nội dung Hướng dẫn biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại ớt
Lĩnh vực Nông nghiệp
Cơ quan ban hành Trạm bảo vệ thực vật
Phân loại Công văn
Văn bản qPPL/Thường QPPL
Hiệu lực Còn
Toàn văn:
Hướng dẫn biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại ớt
 
 
 

CHI CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT QB                  CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    TRẠM BVTV BỐ TRẠCH                                    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

         Số: 29 /HD-BVTV                      Bố Trạch, ngày  22  tháng 4  năm 2014

HƯỚNG DẪN

Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại ớt

 

1. Bệnh héo rũ gốc mốc trắng:

* Tác nhân gây bệnh: Do nấm Seleotium rolfsi gây ra.

* Triệu chứng:

Nấm xâm nhiễm vào phần thân cây sát mặt đất, vết bệnh lúc đầu nhỏ màu nâu tươi hơi lõm, về sau vết bệnh lan rộng bao quanh thân, gốc, xuống tận cổ rễ dưới mặt đất. Bệnh làm cho các lá dưới gốc héo vàng và rụng trước, sau đó lan lên các lá phía trên, cuối cùng dẫn tới các lá héo rũ, cây khô toàn thân. Khi cây mới nhiễm bệnh thì rễ cây vẫn bình thường, sau đó rễ dần hóa nâu, thâm nâu và thối mục. Trong điều kiện nhiệt độ tương đối cao, ẩm độ cao thì trên bề mặt vết bệnh sát mặt đất sẽ xuất hiện lớp nấm màu trắng phát triển mạnh, sợi nấm mọc đâm tia lan dần ra mặt đất chung quan gốc, tạo thành một đốm tản nấm màu trắng xốp.

*  Biện pháp phòng trừ: Sử dụng các loại thuốc đặc hiệu sau:

- Carbenda 50EC: Pha 25gr pha với bình 8 lít nước, phun 3-4 bình cho 1 sào (500m2).

- Dithane M - 45 80WP: Pha 30gr pha với bình 8 lít nước, phun 3-4 bình cho 1 sào (500m2).

- Bavisan 50WP: Pha 20gr pha với bình 8 lít nước, phun 3-4 bình cho 1 sào (500m2).

2. Bệnh héo rủ thối đen:

* Tác nhân gây bệnh: Do nấm Phythopthora capsici gây ra

* Triệu chứng:

Vết bệnh lúc đầu là một chấm nhỏ màu nâu hoặc màu đen ở rễ, gốc thân, sau đó vết bệnh lan lên phía trên làm hại thân lá và lan xuống phía dưới gây hại rễ chính, thối rễ, cây chết gục.

*  Biện pháp phòng trừ: Sử dụng các loại thuốc đặc hiệu sau:

- Aliette 80WG: Pha 20gr pha với bình 8 lít nước, phun 3-4 bình cho 1 sào (500m2).

- Ridomil Gold 68WP: Pha 30gr pha với bình 8 lít nước, phun 3-4 bình cho 1 sào (500m2).

- Carbenda 50EC: Pha 25gr pha với bình 8 lít nước, phun 3-4 bình cho 1 sào (500m2).

- Ngoài ra có thể sử dụng hỗn hợp 02 loại thuốc: 15gr Ridomil Gold 68WP + 13 gr Carbenda 50EC pha với bình 8 lít, phun 2-3 bình cho 1 sào (500m2).

3. Bệnh thán thư:

* Tác nhân gây bệnh: Do hai loại nấm Colletotrichum nigrum Ell et Hals  C. capsici (Syd) Butler and Bisby gây ra.

* Triệu chứng: 

Vết bệnh lúc đầu là một đốm nhỏ hơi lõm, trên bề mặt vỏ quả. Vết bệnh thường có hình bầu dục hoặc hình thoi, màu nâu đen hoặc màu vàng trắng bẩn, kích thước vết bệnh có thể trên dưới 1cm tuỳ thuộc vào giống ớt. Phần ranh giới giữa mô bệnh và mô khoẻ thường có một đường vạch màu đen chạy dọc theo vết bệnh. Trên bề mặt mô bệnh có những chấm nhỏ màu đen đó là đĩa cành của nấm gây bệnh.

Bệnh thán thư làm thối chồi non, chết cây con vườn ươm, đặt biệt làm thối quả, cây bệnh ít quả, kém năng suất

*  Biện pháp phòng trừ: Sử dụng các loại thuốc đặc hiệu sau:

- Score 250EC: Pha 8ml pha với bình 8 lít nước, phun 2-3 bình cho 1 sào (500m2).

- Ridomil Gold 68WP: Pha 30gr pha với bình 8 lít nước, phun 2-3 bình cho 1 sào (500m2).

4. Bệnh thối đọt non ớt:

* Tác nhân gây bệnh: do nấm Choanephora cucurbitarum gây ra.

* Triệu chứng gây bệnh:

Bệnh thường gây hại trên hoa, chồi hoa, hoặc các nhánh non của cây trong môi trường ẩm ướt và nhiệt độ cao.

Mô cây nơi bị nhiễm bệnh co màu nâu đen đến đen, và nấm lan nhanh xuống phần dưới, làm phần đọt bị chết và thối khô. Trong điều kiện ẩm độ cao nơi phần bị thối  thường có tơ nấm màu trắng và tận cùng phía dưới vết bệnh có phình tròn màu đen.

*  Biện pháp phòng trừ: Sử dụng các loại thuốc đặc hiệu sau:

- Antracon 70WP: Pha 50gr thuốc với bình 10-12 lít nước, phun 2-3 bình cho 1 sào (500m2).

- AnVil 5SC: Pha 10ml thuốc với bình 10-12 lít nước, phun 2-3 bình cho 1 sào (500m2).

- Dithane M-45 80WP: Pha 50gr thuốc với bình 10-12 lít nước, phun 2-3 bình cho 1 sào (500m2).

5. Sâu đục quả:

Sử dụng các loại thuốc hoá học sau để phòng trừ:

- Dylan 2EC: pha 25ml thuốc cho bình 10 lít nước, phun 2-3 bình cho 1 sào (500m2).

- Proclaim 1,9EC: pha 10ml thuốc cho bình 10 lít nước, phun 2-3 bình cho 1 sào.

- AnGun 5 WG: pha 5gr thuốc cho bình 10 lít nước, phun 2-3 bình cho 1 sào.

Chú ý:

- Phải đảm bảo đủ lượng nước thuốc theo hướng dẫn.

- Khi phun thuốc cần đi chậm, phun ướt đều cây. Thời điểm ớt ra hoa - phát triển quả phun vào sáng sớm hoặc chiều mát.

- Đối với bệnh héo rũ gốc mốc đen, mốc trắng khi phun thuốc phải tập trung phun vào phần gốc, sát mặt đất. Sau khi phun các loại thuốc như đã hướng dẫn, cần sử dụng thêm thuốc có tác dụng diệt khuẩn COC 85WP pha 20gr với bình 10-12lit nước phun 2-3 bình cho 1 sào (500m2) để tăng hiệu quả phòng trừ.

                               

Nơi nhận:                                                                            TRƯỞNG TRẠM

- VP. Huyện ủy;          

- VP. UBND huyện;

- Chi cục BVTV tỉnh;                                                                      (Đã ký)

- Phòng NN & PTNT;

- Trạm Khuyến nông;                                                                Dương Văn Điềm 

- UBND các xã, thị trấn;   

- Lưu.  


Các văn bản khác
Trở về trang trước