TIẾP DÂN, GIẢI QUYẾT KN - TC

Bình chọn

0 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 8

  • Hôm nay 4329

  • Tổng 9.600.303

Góp sức xây dựng nông thôn mới

Font size : A- A A+

Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân huyện Bố Trạch đã triển khai thực hiện nhiều việc làm cụ thể, sáng tạo, tuyên truyền, vận động hội viên nông dân tích cực xây dựng nông thôn mới, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn trên địa bàn huyện.

 

Nông dân huyện Bố Trạch phát triển kinh tế, góp phần làm giàu cho quê hương.

Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Bố Trạch Nguyễn Văn Lam cho biết, để phong trào xây dựng nông thôn mới thật sự đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả thiết thực, Hội Nông dân huyện đã chỉ đạo các cấp hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chương trình xây dựng nông thôn mới, giúp cán bộ, hội viên, nông dân nhận thức sâu sắc hơn về mục đích, ý nghĩa của phong trào, từ đó có những hành động thiết thực, cụ thể; ra sức thi đua lao động sản xuất, đóng góp công sức vào sự phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương. Các cấp hội đã tích cực, chủ động phối hợp với các tổ chức đoàn thể vận động cán bộ, hội viên, nông dân phát huy nội lực tu sửa các công trình, đường giao thông, đóng góp tiền của, công sức để xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; đồng thời tham gia phát triển kinh tế-xã hội gắn với bảo vệ môi trường.  Kết quả đã có hàng chục ngàn nông dân tự nguyện đóng góp hàng trăm ngàn ngày công, hiến 156.154m2 đất giá trị thành tiền là 1.584 triệu đồng, 10.000 cây trồng các loại, các tài sản, công trình… để làm các công trình hạ tầng nông thôn, các công trình phúc lợi, góp phần hoàn thành kế hoạch xây dựng nông thôn mới của huyện. Đến cuối năm 2017 toàn huyện có 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Bên cạnh dó, các cấp hội đã tổ chức các hoạt động vận động hội viên nông dân về bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; nâng cao chất lượng các đoạn đường tự quản, duy trì hiệu quả mô hình “Chung tay cùng nông dân bảo vệ môi trường”, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt, thuốc bảo vệ thực vật; thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con nuôi phù hợp với điều kiện đất đai, tránh được những ảnh hưởng tiêu cực của thời tiết… Đến nay, hầu hết các trang trại chăn nuôi xây dựng hầm Bioga; 100% con đường tự quản của hội thường xuyên được dọn dẹp sạch sẽ, thoáng đãng.

Hàng năm, các cấp hội cũng chủ động phối hợp với chính quyền, công an, quân sự, các đồn biên phòng thực hiện tốt về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình hình mới; đẩy mạnh các hoạt động đền ơn đáp nghĩa; tham gia nghĩa vụ quân sự; xây dựng nhà tình nghĩa. Trong 5 năm (2013-2018) các cấp hội đã động viên 500 con em hội viên nông dân tham gia nghĩa vụ quân sự; đồng thời thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, thăm hỏi thanh niên lên đường nhập ngũ và quân nhân hoàn thành nghĩa vụ trở về địa phương, tham gia lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên, góp phần bảo đảm an ninh nông thôn.

Các cấp hội cũng tích cực vận động hội viên, nông dân chấp hành pháp luật, tích cực tham gia các tổ tự quản, tổ an ninh thôn xóm, tổ hoà giải; tổ chức cho 270/270 chi hội ký cam kết “Chi, tổ hội không có người vi phạm pháp luật” và 25.000 gia đình hội viên ký cam kết “gia đình hội viên, nông dân không vi phạm pháp luật và mắc các tai, tệ nạn xã hội”. Đồng thời, cấp hội phối hợp với các đồn biên phòng xây dựng cơ sở chính trị trên tuyến biên giới, vùng biển trong sạch vững mạnh; xây dựng “Điểm sáng vùng biên”; phòng ngừa, ngăn chặn hoạt động của các loại tội phạm. Trong 5 năm qua, hội viên, nông dân phát hiện và cung cấp cho các đồn biên phòng 375 nguồn tin trong đó có 146 nguồn tin có giá trị; tham mưu giải quyết 36 vụ việc về an ninh nông thôn, 53 vụ vi phạm quy chế biên giới vùng biển; nắm và quản lý 105 lượt người tạm trú trên địa bàn góp phần bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, vùng biển, không để xảy ra các vụ việc phức tạp, các điểm nóng. 

Cùng với đó, các cấp hội đã phối hợp với chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể tuyên truyền về cuộc vận độngToàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” nay là cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, xây dựng làng, bản, thôn, khu dân cư văn hóa; vận động nông dân xây dựng nếp sống văn minh, tiết kiệm trong việc cưới, việc tang, lễ hội phù hợp với phong tục, tập quán địa phương và truyền thống văn hoá của dân tộc. Đến cuối năm 2017, toàn huyện có 32.000 gia đình hội viên nông dân được công nhận gia đình văn hóa.  Hội cũng phối hợp mở các lớp tập huấn về an toàn thực phẩm, an toàn lao động, thu hút 5.000 lượt hội viên, nông dân tham gia; vận động 7.608 nông dân tham gia bảo hiểm xã hội, 138.594 người tham gia bảo hiểm y tế…

Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Bố Trạch Nguyễn Văn Lam, việc tham gia phong trào xây dựng nông thôn mới ở một số cơ sở hội còn chung chung, chưa tạo được điểm đột phá; vai trò trung tâm, nòng cốt trong thực hiện phong trào chưa cao. Một bộ phận nông dân nhận thức chưa đầy đủ về vai trò, trách nhiệm, quyền lợi trong xây dựng nông thôn mới. Việc giáo dục thanh thiếu niên con em hội viên trong chấp hành pháp luật còn thấp, tình trạng gây rối làm mất an ninh trật tự ở nông thôn vẫn còn. Triển khai cuộc vận động  “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” ở một số hội cơ sở chưa thường xuyên, công tác phối kết hợp còn hạn chế…

Để “giữ lửa” trong phong trào xây dựng nông thôn mới, huy động nông dân trên địa bàn sôi nổi tham gia, các cấp Hội Nông dân huyện Bố Trạch tiếp tục tuyên truyền về vai trò, ý nghĩa, quá trình xây dựng nông thôn mới; tích cực vận động cán bộ, hội viên phát huy vai trò làm chủ, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, thực sự là lực lượng trung tâm, nòng cốt trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, góp phần xây dựng diện mạo nông thôn của huyện ngày càng đổi mới.

Hương Trà

Báo Quảng Bình

 

More