TIẾP DÂN, GIẢI QUYẾT KN - TC

Bình chọn

0 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 7

  • Hôm nay 651

  • Tổng 8.033.961

THĂM LÀNG NÓN BÊN BỜ SÔNG GIANH

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Kẻ Đừng là tên gọi khác của làng Ba Đề, xã Bắc Trạch huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Kẻ Đừng cùng với Kẻ Chuông, Kẻ Thảng (thuộc xã Mỹ Trạch) và Kẻ Hạ (thuộc xã Hạ Trạch tạo thành một vùng quần cư đông đúc, trù phú bên dòng Gianh lịch sử thuộc huyện Bố Trạch. Người dân nơi này bên cạnh nghề chính là trồng lúa nước còn có các nghề thủ công truyền thống, đặc biệt nghề làm nón đã trở thành một nét văn hoá trong đời sống sản xuất cũng như tinh thần của cư dân dãi đất ven bờ Nam sông Gianh nói chung và của làng Ba Đề, xã Bắc Trạch nói riêng.

 Theo các cụ cao niên trong làng, không ai biết chính xác nghề làm nón ở làng Ba Đề xuất hiện từ bao giờ. Chỉ biết rằng, từ lúc sinh ra đã thấy các mệ, các cụ làng mình làm nón. Và nghề nón trở thành một phần máu thịt của nhân dân làng Ba Đề.  

Vào thời kỳ hưng thịnh nhất của nghề, ở Ba Đề nghề nón trở thành một trong những nghề đưa lại nguồn thu nhập chính của nhân dân giúp kinh tế gia đình phát triển. Với đặc điểm là nghkhông giới hạn về giói tính, tuổi tác nên tất cả mọi người trong gia đình từ đàn ông cho tới đàn bà, người già, trẻ nhỏ đều tham gia. Vì thế nên nghề Nón ở Ba Đề không chỉ đơn thuần là một nghề mưu sinh mà nó còn chất keo kết nối các thế hệ trong gia đình cũng như trong lối xóm củ Làng Ba Đề. Đến làng Ba Đề thời gian này ta được chứng kiến không khí sản xuất sôi nổi khi cả làng cùng làm nón, người người, nhà nhà đều làm nón.

Nón Ba Đề được tiêu thụ khắp mọi miền, từ Nam ra Bắc, thậm chí sang cả bên nước bạn Lào. Để làm được một chiếc nón phải trải qua rất nhiều công đoạn công phu. Nguồn nguyên liệu chính để chằm nón gồm lá nón, vành tre…thường thì do người dân trực tiếp đi tìm hái ở các vùng rừng núi thuộc khu vực thị trấn Nông trường Việt Trung, Phú Định….hoặc mua thêm ở các phiên chợ trong vùng. Lá nón được hái hoặc mua về được bà con đạp thật kỹ, sau đó đem phơi, nếu thời tiết xấu thì xông trên bếp, còn nếu để nước mưa lên, lá sẽ bị úa vàng. Công đoạn phơi lá phải được thực hiện rất kỳ công mới đảm bảo chất lượng chiếc nón. Lá không được phơi quá khô hoặc phơi dưới trời nắng gắt khiến dễ bị gãy cũng không được phơi trong điều kiện ẩm ướt mà lá phải được phơi nắng sau đó được làm dịu bằng cách phơi sương từ 7 đến 9 tiếng nhằm tạo độ mềm cho lá để khi làm nón đảm bảo độ bền cho sản phẩm. Sau khi lá được phơi sương đủ thời gian, người làm nón tiến hành công đoạn tiếp theo là bẻ và ủi lá. Đây là công đoạn đòi hỏi sự tỷ mẫn, cẩn thận của người làm nón nên thường được giao cho các chị, các mẹ có kinh nghiệm thực hiện. Lá được ủi phẳng trên nồi ủi. Nồi ủi là một cái soong, hoặc một cái nồi đã cũ, trên đó đặt một cái lưỡi cày bằng gang. Trước khi ủi, người thợ cho than vào nồi, quạt than cháy thật đều, sau đó cho một ít tro bếp phủ lên trên, nhằm giữ than cháy lâu và để khỏi xém lá. Khi than đã chuẩn bị xong, người ủi lá, một tay đặt tấm lá đã được bẻ lên lưỡi cày, tay kia cầm bàn ủi đè nhẹ, tay cầm lá kéo nhẹ lá ra và theo hướng xuống đất để lá được nhanh phẳng. Một bộ phận quan trọng của chiếc nón đó là vành nón. Vành nón truyền thống được làm bằng tre, nứa rừng ngày nay còn có thêm vành nón cải tiến bằng nhựa dẻo. Công đoạn chuẩn bị vành nón đòi hỏi phải có sức khoẻ để chẻ và chuốt những nan tre thật bóng, đẹp nên thườn do nam giới đảm nhận. Một chiếc nón thường có 16 vành (vèng). Vành cái (vèng cấy) được làm bằng tre, số còn lại từ vành hai đến vành chóp làm bằng nứa. Để có một chiếc nón đẹp, ngoài lá và các phụ kiện khác, thì bộ vành cũng rất quan trọng. Vành phải được vót đều, trơn, thiết diện của vành phải nhỏ dần từ vành cái đến vành chóp.

 Khi các nguyên liệu, phụ kiện đã sẳn sàng, người làm nón tiến hành công đoạn rập “vèng”, chọn lá, rập nón. Nón được chằm bắt đầu từ vành nhỏ nhất. Công đoạn chằm lá vào vành là công đoạn đặc biệt quan trọng, người thợ phải có sự khéo léo để đường kim, mũi móc được chính xác, thẳng và đều theo độ cong của vành nón. Nón Ba Đề thường có ba lớp: lớp ngoài bằng lá non, loại đẹp và trắng nhất, lớp ở giữa là lá già và lớp trong cũng bằng lá non nhưng đẹp không bằng lớp ngoài. Ngày nay để đáp ứng nhu cầu phong phú của người tiêu dùng các sản phẩm nón ở Ba Đề được đa dang hơn bên cạnh các loại nón sản xuất bằng lá rừng còn có các loại nón lá thời trang sản xuất bằng lá Dừa nước, nón bài thơ với những hình thêu cu kỳ, đẹp mắt

Về Ba Đề vào những ngày nắng đẹp ta được chứng kiến một bức tranh quê yên ả thơ mng với những vành nón trắng no nắng lấp loá trên sân hoà cùng một màu xanh non của lá nón, vành tre. Vào những thời điểm nông nhàn, hoặc sau mùa gặt, là thời gian bà con giành cho công việc chằm nón. Người làm nón ít khi ngồi một mình, mà họ thường tập trung thành nhóm năm ba người ngồi với nhau, vừa chằm nón vừa trò chuyện, họ trao truyền cho nhau những lời ca, câu ví, những bài học hay… Họ thi đua xem ai làm xong trước, tạo không khí vừa vui vẻ, phấn khởi trong sản xuất. Những nam thanh, nữ tú có tình ý, họ hẹn hò nhau về chằm nón và đã có nhiều người nên duyên chồng vợ từ đây. Trẻ em sau giờ tan học ở trường, cũng ngồi bên khuôn nón, tay thoăn thoắt chằm nón miệng thì ôn học bài…

Nghề nón ở Ba Đề ngoài việc tạo công ăn, việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân thì nghề nón còn là chất xúc tác đặc biệt trong việc cố kết cộng động mỗi lối xóm của làng Ba Đề. Bên những khuôn nón, những câu cuộc sống, những kinh nghiệm quí báu được truyền lại cho thế hệ sau, mọi người sống với nhau gần gũi, chan hoà, yêu thương, tối lửa tắt đèn có nhau. thế trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đối mặt với sự đổi thay của cuc sống nhưng nghề nón chưa bao giờ mai một ở làng Ba Đề bởi ở vùng quê này ngh nón không chỉ là nghề để mưu sinh mà nó còn là mạch nguồn của đời sống tinh thần là dòng chảy văn hoá qua bao thể hệ sinh sống bên dòng Gianh lịch sử. 

 Lê Hữu Lợi

Phòng VH&TT huyện Bố Trạch

Các tin khác