TIẾP DÂN, GIẢI QUYẾT KN - TC

Bình chọn

0 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 6

  • Hôm nay 2084

  • Tổng 8.035.399

Kế hoạch (Số: 1402 /KH-UBND) Triển khai thực hiện Kế hoạch số 43-KH/HU ngày 19/7/2017 của Ban Thường vụ Huyện ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Xem với cỡ chữ : A- A A+

KẾ HOẠCH

Triển khai thực hiện Kế hoạch số 43-KH/HU ngày 19/7/2017 của Ban Thường vụ Huyện ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; Kế hoạch số 665/KH-UBND ngày 20/4/2017 của UBND tỉnh Quảng Bình triển khai thực hiện 31-KH/TU ngày 08/3/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Kế hoạch số 43-KH/HU ngày 19/7/2017 của Ban Thường vụ Huyện ủy về triển khai thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, UBND huyện Bố Trạch ban hành kế hoạch triển khai thực hiện, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Quán triệt, phổ biến kịp thời và sâu rộng đến toàn thể cán bộ, công nhân viên chức và nhân dân trên địa bàn huyện nội dung Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (gọi tắt là Chỉ thị số 13-CT/TW); Kế hoạch số 665/KH-UBND ngày 20/4/2017 của UBND tỉnh Quảng Bình (gọi tắt là Kế hoạch số 665/KH-UBND) triển khai thực hiện Kế hoạch số 31-KH/TU ngày 08/3/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Kế hoạch số 43-KH/HU ngày 19/7/2017 của Huyện ủy Bố Trạch (gọi tắt là Kế hoạch số 43-KH/HU) triển khai thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

- Tổ chức thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW; Kế hoạch số 665/KH-UBND; Kế hoạch số 43-KH/HU gắn với việc lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, đơn vị;

- Tăng cường phối hợp và phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, Mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân trong huyện tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

- Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của các phòng, ban, ngành, hội, đoàn thể, UBND các xã, thị trấn, các chủ rừng và nhân dân trên địa bàn huyện đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng;

- Phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời tình trạng phá rừng, lấn chiếm rừng và đất lâm nghiệp để trồng rừng; vi phạm các quy định của Nhà nước về khai thác, mua bán, cất giữ, vận chuyển lâm sản trái pháp luật, phòng cháy, chữa cháy rừng.

2. Yêu cầu

- Xác định rõ vai trò, phân công cụ thể trách nhiệm các phòng, ban, ngành, hội, đoàn thể, UBND các xã, thị trấn trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW; Kế hoạch số 665/KH-UBND và Kế hoạch số 43-KH/HU.

- Các phòng, ban, ngành, đoàn thể, UBND các xã, thị trấn tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng theo nội dung của Kế hoạch, coi đây vừa là nhiệm vụ cấp bách, vừa là nhiệm vụ thường xuyên lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

- Nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp đối với chính quyền địa phương, chủ rừng, lực lượng Kiểm lâm và các ngành liên quan.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Tổ chức thực hiện có hiệu quả việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, hoàn thiện hồ sơ quản lý rừng trên địa bàn toàn huyện; phân định, cắm mốc ranh giới quản lý rừng trên bản đồ và thực địa đối với các loại rừng, chủ quản lý rừng; cập nhật cơ sở dữ liệu về tài nguyên rừng phục vụ theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp.

2. Bảo vệ và quản lý diện tích rừng tự nhiên hiện có; khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh phục hồi rừng tự nhiên; ngăn chặn kịp thời, hiệu quả tình trạng suy thoái rừng; nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường đối với rừng sản xuất; đẩy mạnh công tác trồng rừng mới, trồng rừng sau khai thác; quản lý, bảo vệ hiệu quả rừng đặc dụng, rừng sản xuất là rừng tự nhiên; bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học, loài động, thực vật rừng, môi trường sinh thái tại rừng đặc dụng thuộc Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

3. Rà soát, đánh giá lại kết quả thực hiện đối với các dự án cải tạo rừng tự nhiên, dự án chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng kinh tế, trồng rừng cao su, sản xuất nông nghiệp; tạm dừng thực hiện các Quyết định của UBND tỉnh về việc chuyển đổi rừng tự nhiên là rừng nghèo sang trồng cao su đối với các dự án chưa thực hiện chuyển đổi rừng trên thực tế; không chuyển diện tích rừng tự nhiên hiện có sang mục đích khác (trừ dự án phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh hoặc dự án đặc biệt, cấp thiết theo quy định); kiên quyết đình chỉ, thu hồi đất đối với các dự án chuyển mục đích sử dụng rừng có sai phạm hoặc có nguy cơ gây thiệt hại lớn về rừng, môi trường sinh thái, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân vùng thực hiện dự án; thực hiện nghiêm việc đóng cửa rừng tự nhiên theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Quản lý, giám sát chặt chẽ việc chuyển đổi giữa 3 loại rừng, tránh để lợi dụng khai thác lâm sản trái phép.

4. Tăng cường giám sát việc thực hiện quản lý nhà nước về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của chính quyền các cấp, các ngành chức năng liên quan. Xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng theo quy định tại Nghị định số 157/2013/NĐ-CP, ngày 11/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; thiết lập trật tự kỷ cương trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

5. Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp, ngăn chặn tình trạng lấn chiếm, sử dụng đất lâm nghiệp sai mục đích. Rà soát, bố trí, sắp xếp ổn định dân cư nông thôn; giao bổ sung đất ở, đất sản xuất theo quy hoạch đã được phê duyệt cho các hộ gia đình, cá nhân còn thiếu đất sản xuất. Rà soát, triển khai thực hiện các đề án, dự án, phương án, kế hoạch giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp, giao rừng, cho thuê rừng đối với những diện tích đủ điều kiện theo quy định của pháp luật cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

6. Quản lý tốt nguồn giống nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng, nâng cao tỷ lệ kiểm soát giống cây trồng lâm nghiệp; xây dựng các mô hình trồng rừng thâm canh, trồng rừng gỗ lớn, mô hình quản lý rừng trồng bền vững theo hướng cấp chứng chỉ FSC của Hội đồng quản trị rừng thế giới, đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu ngành lâm nghiệp, đảm bảo khả năng cung cấp lâm sản, khả năng phòng hộ và các giá trị khác của rừng.

7. Tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ theo Chỉ thị số 13-CT/TW, Kế hoạch số 665/KH-UBND, Kế hoạch số 43-KH/HU và Chỉ thị số 1685/CT-TTg ngày 27/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

8. Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cho cán bộ, công chức, viên chức, đoàn thể, lực lượng vũ trang, đảng viên, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và mọi người dân về chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng.

9. Củng cố, sắp xếp, nâng cao năng lực bảo vệ và phát triển rừng đối với các chi nhánh lâm trường, công ty giống Lâm nghiệp vùng Bắc Trung Bộ, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và các chủ rừng khác theo quy định tại Quyết định số 44/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ để thực thi hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Nâng cao trách nhiệm của lực lượng Kiểm lâm trong thực thi nhiệm vụ đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Rà soát, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các trạm Kiểm lâm, trạm bảo vệ rừng của chủ rừng.

10. Đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng, cho thuê rừng, thực hiện tốt công tác điều tra quy hoạch, kiểm kê rừng và thực hiện kế hoạch, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng.

- Đẩy nhanh tiến độ giao rừng, cho thuê rừng gắn liền với giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng rừng, sử dụng đất, đặc biệt đối với diện tích rừng và đất lâm nghiệp do Ủy ban nhân dân cấp xã đang tạm quản lý phải khẩn trương rà soát để tổ chức giao, cho thuê theo quy định của pháp luật. Đối với những diện tích không thể giao, cho thuê thì trước mắt giao cho địa phương quản lý, đồng thời giao Hạt Kiểm lâm chỉ đạo Kiểm lâm địa bàn tham mưu, phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng phương án và tổ chức thực hiện phương án bảo vệ rừng.

- Xây dựng hồ sơ quản lý rừng của địa phương, đơn vị trên cơ sở kết quả kiểm kê rừng đã được phê duyệt; nâng cao chất lượng theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp; quản lý khai thác và lưu thông tiêu thụ gỗ rừng trồng trên địa bàn.

11. Duy trì thường xuyên việc tuần tra, kiểm soát lâm sản; tăng cường kiểm tra rừng, truy quét lâm tặc, nhất là các vùng rừng giáp ranh, vùng rừng trọng điểm có nguy cơ bị lấn chiếm để phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi phá rừng, lấn, chiếm đất lâm nghiệp. Chủ động, nâng cao năng lực, xử lý kịp thời, phát huy hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, hạn chế thấp nhất số vụ cháy rừng và thiệt hại do cháy rừng gây ra.

12. Rà soát, quy hoạch mạng lưới các cơ sở cưa xẻ, chế biến lâm sản; quản lý chặt chẽ việc cấp đăng ký kinh doanh và giám sát hoạt động của các cơ sở cưa xẻ, chế biến lâm sản, nhất là ở khu vực gần rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng tự nhiên, kiên quyết đình chỉ, tháo dỡ những cơ sở cưa xẻ, chế biến lâm sản ngoài quy hoạch hoặc những cơ sở cưa xẻ, chế biến lâm sản trái pháp luật; quản lý chặt chẽ việc xử lý lâm sản tịch thu, không để xảy ra việc lợi dụng để buôn bán, vận chuyển, tàng trữ lâm sản trái phép. Quản lý tốt việc gây nuôi sinh sản, sinh trưởng động vật rừng trên địa bàn.

13. Tổ chức thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa Hạt Kiểm lâm Bố Trạch với Ban chỉ huy Quân sự, Công an huyện Bố Trạch; giữa Hạt Kiểm lâm Bố Trạch với Hạt Kiểm lâm Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng; giữa lực lượng Kiểm lâm, công an xã và dân quân tự vệ trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

14. Tranh thủ tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tài trợ nước ngoài cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án đầu tư trên địa bàn như: Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững, Chương trình Mục tiêu Quốc gia xóa đói giảm nghèo, Dự án bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu…, ưu tiên và tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào dân tộc miền núi tham gia trồng rừng, trồng cây phân tán, chăm sóc rừng, nhận khoán bảo vệ rừng, phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, giải quyết việc làm nhằm xóa đói giảm nghèo và nâng cao đời sống cho người dân góp phần ngăn chặn tình trạng phá rừng làm nương rẫy. Tăng cường quản lý việc thực hiện trồng rừng thay thế khi chuyển đổi mục đích sử dụng sang mục đích khác.

15. Tổ chức thực hiện việc chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn huyện đảm bảo đúng đối tượng, huy động nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng để đầu tư lại cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng theo Chỉ thị số 2362/CT-BNN-TCLN ngày 16/7/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tăng cường thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Triển khai thực hiện việc chi trả dịch vụ môi trường rừng theo các quy định hiện hành của nhà nước và theo hướng dẫn của UBND tỉnh.

16. Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước của UBND các xã, thị trấn, các phòng, ban, ngành liên quan đối với lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn, quyết liệt đấu tranh ngăn chặn và xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; kiên quyết xử lý các trường hợp thiếu tinh thần trách nhiệm để xảy ra tình trạng phá rừng, cháy rừng theo quy định pháp luật. Nâng cao trách nhiệm quản lý Nhà nước của chính quyền cơ sở về quản lý bảo vệ rừng theo quy định tại Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. UBND các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho công chức, viên chức và mọi tầng lớp nhân dân về công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng; tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, hội, đoàn thể địa phương thực hiện đồng bộ, quyết liệt các biện pháp bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng; chỉ đạo lực lượng dân quân, công an xã phối hợp với kiểm lâm địa bàn thường xuyên tổ chức tuần tra, kiểm tra rừng, truy quét lâm tặc; xử lý kịp thời, đúng pháp luật những hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng.

2. Hạt Kiểm lâm tích cực tham mưu, đề xuất UBND huyện các biện pháp chỉ đạo trong công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy chữa cháy rừng; chủ trì, phối hợp với các cơ quan, ban, ngành của huyện và chủ rừng triển khai các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp, mua, bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật.

3. Ban Quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, các Chi nhánh lâm trường Bồng Lai, Bố Trạch, Rừng thông Bố Trạch, Trường Sơn, Đồng Hới, Công ty Cổ phần giống Lâm nghiệp vùng Bắc Trung Bộ và các đơn vị chủ rừng khác thường xuyên phối hợp chặt chẽ với Hạt kiểm lâm, cấp ủy, chính quyền địa phương và các cơ quan có liên quan thực hiện nghiêm túc, trách nhiệm trong công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên diện tích rừng được giao quản lý theo quy định của Luật Bảo vệ và phát triển rừng. Chủ động kiểm tra rừng, truy quét lâm tặc, thực hiện bảo vệ rừng tại gốc, tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

4. Công an huyện, Ban Chỉ huy Quân sự huyện thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa Hạt Kiểm lâm với Công an huyện, Ban Chỉ huy Quân sự huyện trong công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn huyện. Chỉ đạo lực lượng của mình phối hợp với lực lượng Kiểm lâm, chính quyền địa phương tổ chức lực lượng tuần tra, kiểm tra, ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại tài nguyên rừng, vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng.

5. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện chủ trì, phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, UBND các xã, thị trấn và các ngành liên quan tham mưu cho UBND huyện giao đất lâm nghiệp cho nhân dân sản xuất lâm nghiệp đúng mục đích, bảo đảm diện tích rừng và đất lâm nghiệp có chủ quản lý thật sự, nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế lâm nghiệp cho người dân sống gần rừng.

6. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện tăng cường công tác khuyến lâm, chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện các Dự án hỗ trợ sản xuất lâm nghiệp, tranh thủ tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ sinh kế cho người dân sống gần rừng. Phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện thường xuyên theo dõi, giám sát, quản lý các cơ sở sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng.

7. Đài Truyền thanh huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức cho nhân dân trong bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng; đấu tranh chống các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng.

Trên đây là Kế hoạch số 43-KH/HU ngày 19/7/2017 của Ban Thường vụ Huyện ủy về triển khai thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, yêu cầu các cơ quan, ban, ngành, địa phương nghiêm túc triển khai thực hiện./.

Các tin khác