TIẾP DÂN, GIẢI QUYẾT KN - TC

Bình chọn

0 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 6

  • Hôm nay 9174

  • Tổng 9.403.076

ĐỘT PHÁ ĐI LÊN TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI

Xem với cỡ chữ : A- A A+

ĐỘT PHÁ ĐI LÊN TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI
 

Động Phong Nha - Kẻ Bàng

Có thể nói huyện Bố Trạch là một trong số ít huyện có vị trí địa lý đặc biệt, nằm ngay cửa ngõ phía Bắc Thành phố Đồng Hới, thủ phủ của tỉnh Quảng Bình, có diện tích trải rộng từ Tây sang Đông chiếm toàn bộ chiều ngang của Việt Nam, vừa tiếp giáp với biển Đông vừa tiếp giáp đường biên giới giữa Việt Nam và Lào. Toàn huyện có 28 xã và 2 thị trấn được phân bổ đều ở các vùng: đồng bằng, miền núi, trung du và ven biển; hội tụ đầy đủ hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển. Đặc biệt, Bố Trạch có các tuyến đường giao thông huyết mạch chạy qua là đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 1A, đường sắt Bắc – Nam và các tỉnh lộ 2 (TL 560), 2B (TL 561), tỉnh lộ 3 (TL 565), tỉnh lộ 11 (TL 566) nối hệ thống quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh và đường 20 (TL 562) tạo thành mạng lưới giao thông ngang - dọc tương đối hoàn chỉnh. Hơn nữa, Bố Trạch còn có cửa khẩu Cà Roòng - Noọng Ma (Việt Nam - Lào), có cảng Gianh, các danh thắng nổi tiếng như vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO công nhận di sản thiên nhiên thế giới, khu du lịch, nghỉ mát tắm biển Đá Nhảy là những lợi thế trong phát triển giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội.

Với vị trí địa lý quan trọng trên đã tạo cho huyện Bố Trạch có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội, có cơ hội và điều kiện tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật để triển khai ứng dụng vào sản xuất và đời sống, thực hiện nhanh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đưa nền kinh tế đi lên những bước vững chắc, nhanh hơn trên con đường phát triển của huyện nhà trong những thập niên đầu của thế kỷ XXI.

Những thành quả đạt được trong giai đoạn 2006-2010

Theo ông Phan Văn Gòn – Chủ tịch UBND huyện Bố Trạch, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Bố Trạch đã biết phát huy thế mạnh, tận dụng thời cơ, tạo thế đứng mới trên bước đường hội nhập. Nhờ đó, trong giai đoạn gần đây (2006-2010), huyện đã đạt được kết quả tương đối tốt. Đáng kể đến là tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 11,94%/KH 11,0% (nông-lâm-thủy sản: 35,89%/KH 36%; công nghiệp-xây dựng: 26,04%/KH 26,0%; dịch vụ: 38,07%/KH 38,0%); tổng sản lượng lương thực bình quân đạt 45,7 ngàn tấn/năm/KH 40 ngàn tấn, đạt 114,3%; sản lượng thủy sản đánh bắt và nuôi trồng bình quân hàng năm đạt 13.470 tấn/KH 11.690 tấn, tăng 15,2% so với KH; tổng thu ngân sách bình quân hàng năm đạt 73,7 tỷ đồng/KH 58,6 tỷ đồng, đạt 125,8% (NK 2000-2005: 30,1 tỷ), riêng năm 2010 đạt 80 tỷ đồng/KH 73 tỷ đồng, đạt 109,6%; thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 13,5 triệu đồng/KH 9,5 triệu đồng. Bên cạnh đó, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 3,8%/năm, đạt 108,6% KH, đưa tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 5% vào cuối năm 2010; giải quyết việc làm bình quân 3.800 lao động/năm, đạt 108,5% KH, trong đó xuất khẩu lao động đạt 587 người/năm; 28 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế, đạt 100%KH; 72% gia đình văn hóa, đạt 102,9%KH; 30/30 xã, thị trấn phổ cập giáo dục tiểu học, đạt 100% KH; tỷ lệ lao động qua đào tạo: 28,4%;  độ che phủ của rừng 81,8%/KH 75%; 77%  hộ dân cư dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, đạt 110% KH.

Những giải pháp tối ưu

Để có được bước phát triển đi lên, ông Gòn cho biết, huyện đã có những giải pháp đúng đắn trong quá trình phát triển các ngành nghề, lĩnh vực. Đối với ngành nông nghiệp, huyện đã từng bước chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp đúng hướng, hạn chế độc canh trong sản xuất, hình thành các vùng tập trung chuyên canh cây trồng, vật nuôi, bước đầu hình thành các vùng sản xuất hàng hóa và kết quả thu về rất khả quan. Cũng như việc phát huy các vùng gò đồi để tạo cơ cấu mùa vụ, cây trồng ngày càng hợp lý, trong đó cây công nghiệp phát triển mạnh, đặc biệt là cây cao su tiểu điền của các hộ nông dân được huyện triển khai khá tốt. Hay việc huyện đã hình thành các vùng sản xuất cây công nghiệp ngắn ngày có năng suất, chất lượng cao đang ngày càng nhân rộng tại địa phương. Về lĩnh vực lâm nghiệp, huyện đã chuyển cơ cấu từ khai thác chủ yếu sang bảo vệ, khoanh nuôi và trồng rừng để bảo tồn, phát triển tài nguyên rừng (bình quân mỗi năm trồng được 363ha rừng tập trung, nâng độ che phủ rừng lên 81,8%). Còn trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy hải sản đã có những chuyển biến tích cực như các hoạt động nuôi cá lồng, tôm cua nước lợ, nuôi tôm trên cát đang phát triển mạnh, nhờ vậy sản lượng xuất khẩu của huyện tăng. Một yếu tố quan trọng nữa mà huyện đã triển khai có hiệu quả chính là việc đầu tư 800 triệu đồng để trợ giá các loại giống mới như: phát triển vùng mía nguyên liệu; triển khai tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân; hỗ trợ giống cây ăn quả; thử nghiệm mô hình sản xuất hoa, cây cảnh, rau thực phẩm loại mới góp phần đa dạng hóa cây trồng. Ngoài ra, kinh tế trang trại của huyện đã xác định vị thế của mình trong nền kinh tế hàng hóa, hiện nay toàn huyện có 582 trang trại, trong đó có 352 trang trại trồng trọt, 14 trang trại chăn nuôi, 76 trang trại lâm nghiệp và 124 trang trại thủy sản.

Bên cạnh ngành nông, lâm nghiệp, chăn nuôi, ngành công nghiệp-thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn của huyện cũng có những bước phát triển mạnh mẽ với các ngành nghề có lợi thế về nguyên liệu được chú trọng phát triển như: sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông, lâm, thủy sản… và một số sản phẩm bằng vật liệu mới (composit). Trong đó, điểm nổi bật là dự án hỗ trợ 146 triệu đồng từ vốn khuyến nông giúp các địa phương khôi phục một số nghề sản xuất truyền thống thu hút trên 500 lao động, gồm: dự án chế biến nước mắm cốt tinh lọc nhãn hiệu Quý Đức của HTX Thượng Đức, dự án sản xuất gạch của xã Lâm Trạch… và một số sản phẩm của địa phương được khách hàng trong và ngoài huyện đón nhận.

Trong lĩnh vực đầu tư phát triển và xây dựng cơ sở hạ tầng được huyện đặc biệt quan tâm chỉ đạo, nhờ đó cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội được cải thiện đáng kể, làm thay đổi diện mạo của huyện, nhất là vùng nông thôn. Đến nay, 100% xã, thị trấn của huyện đã có điện (28/30 xã, thị trấn có điện lưới quốc gia, 2 xã dùng điện năng lượng mặt trời); 100% xã, thị trấn có đường ô tô (25/30 xã, trị trấn được cứng hóa); kiên cố 200km kênh mương và 124km đường giao thông liên thôn, liên xã cứng hóa; 100% trường từ bậc mầm non đến phổ thông đều được kiên cố hóa, tầng hóa; 30/30 xã, thị trấn có trạm truyền thanh; 100% xã, thị trấn có trạm y tế kiên cố, trong đó có 28 xã đạt chuẩn quốc gia; 21/30 xã, thị trấn có chợ, trong đó có 12 chợ được nâng cấp hoặc xây dựng mới, 2 chợ được tiếp tục xây dựng và nhiều hạng mục, công trình có nguồn vốn trên hàng chục tỷ đồng đã được phê duyệt, sẽ sớm tiếp tục triển khai xây dựng.

Về các ngành dịch vụ, thương mại, du lịch trên địa bàn huyện trong những năm qua phát triển tương đối mạnh và đa dạng tạo nên thế mạnh vững chắc. Trong đó, đáng kể đến là tiềm năng du lịch tuyến Phong Nha – Đá Nhảy đang từng bước phát triển (số lượng khách du lịch đến địa bàn hàng năm tăng 16,03%), cửa khẩu Cà Roòng - Noọng Ma được khai thông tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu mua bán giữa các vùng (kim ngạch xuất khẩu bình quân đạt 10,7 triệu USD, năm cao nhất đạt 11,5 triệu USD).

Không chỉ vậy, huyện còn thực hiện các giải pháp để cải thiện môi trường đầu tư, thu hút nguồn lực trong và ngoài nước như ưu tiên tập trung xây dựng quy hoạch đất đai; quy hoạch xây dựng khu vực Đá Nhảy, thị trấn Hoàn Lão, thị trấn Nông trường Việt Trung; quy hoạch phát triển dân sinh - kinh tế dọc tuyến hành lang đường Hồ Chí Minh, các trung tâm cụm, vùng của huyện và các xã; mở rộng quy hoạch thị trấn Hoàn Lão. Song song đó, huyện cũng ưu tiên ngân sách để xây dựng quy hoạch, kế hoạch, nâng cao chất lượng của quy hoạch đảm bảo tính định hướng đúng, lâu dài cho việc phát triển kinh tế - xã hội; tạo bước chuyển biến thực sự về ý thức trách nhiệm của các cấp, ngành và nhân dân trong việc tham gia xây dựng và thực hiện quy hoạch; thực hiện nghiêm túc việc công khai và xử lý nghiêm túc đối với các trường hợp vi phạm quy hoạch.

Mặt khác, theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX (Nhiệm kỳ 2005-2010) đã định rõ: “Xác định phát triển dịch vụ, du lịch, thương mại là hướng đột phá để phát triển kinh tế-xã hội của huyện trong thời kỳ đổi mới”. Chính vì vậy huyện đã chỉ đạo các ngành, địa phương phối hợp đồng bộ để thực hiện việc đầu tư; tập trung xây dựng quy hoạch phát triển du lịch tổng thể của huyện, ưu tiên đầu tư các công trình liên quan đến du lịch, kêu gọi và tranh thủ các dự án đầu tư, trích một phần ngân sách để xây dựng đường dọc tuyến biển để phát triển dân sinh, khai thác dịch vụ du lịch bãi biển. Đồng thời, huyện đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia mạnh hơn vào kinh doanh du lịch, hướng mạnh vào khai thác du lịch sinh thái, du lịch bãi biển và đầu tư mở rộng, nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ ăn uống, nghỉ trọ, vận chuyển, hướng dẫn du lịch... Huyện cũng đã chỉ đạo thực hiện tốt các chính sách về đầu tư phát triển du lịch, dịch vụ như: giải phóng mặt bằng, chính sách đất đai, chính sách thuế và các chính sách khuyến khích đầu tư khác; cũng như tăng cường công tác quản lý nhà nước trong hoạt động du lịch, dịch vụ, gắn kết chặt chẽ giữa công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội với việc nâng cao ý thức trách nhiệm của nhân dân trong việc tham gia xây dựng môi trường văn hóa du lịch lành mạnh.

Ngoài ra, các công tác khác cũng được huyện chú trọng thực hiện như: khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tại chỗ; thực hiện đồng bộ các giải pháp về quản lý để tăng nguồn thu ngân sách cho đầu tư; tranh thủ có hiệu quả các nguồn vốn bên ngoài (nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, vốn các chương trình mục tiêu, các tổ chức, doanh nghiệp) để đầu tư xây dựng cơ bản; xác định đúng những khâu đột phá của nền kinh tế từng ngành, từng lĩnh vực để tập trung đầu tư, tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn cho các thành phần kinh tế; chỉ đạo thực hiện tốt xã hội hóa các chương trình văn hóa-xã hội có hiệu quả; xác định xuất khẩu lao động là một khâu quan trọng trong giải quyết việc làm, tăng thu nhập và thu hút nguồn vốn của người lao động đầu tư trở lại để phát triển kinh tế - xã hội.

Mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2015

Phát huy những kết quả đã có, huyện sẽ tập trung huy động mọi nguồn lực trong huyện kết hợp với gọi vốn đầu tư bên ngoài để đầu tư phát triển. Trước hết, về tăng trưởng kinh tế, phấn đấu thoát khỏi tụt hậu, đạt trên mức trung bình của toàn tỉnh trên mọi lĩnh vực với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 12,5% - 13,0% (ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng từ 6,0-6,2%/năm; công nghiệp, xây dựng tăng 13,0-13,5%/năm; dịch vụ tăng từ 17,0-17,2%/năm). Tổng sản lượng lương thực đạt 45 ngàn tấn/năm. Sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản đạt 17.000 – 17.500 tấn/năm. Tổng thu ngân sách bình quân đạt 94 tỷ đồng/năm. Song song đó, tạo cơ sở nền tảng cho mục tiêu đưa huyện Bố Trạch trở thành một trong huyện có kinh tế-xã hội phát triển của tỉnh Quảng Bình trong tương lai gần. Hạ tầng cơ sở kinh tế xã hội của huyện như giao thông, thủy lợi, cung cấp điện, cấp thoát nước, bưu chính viễn thông, y tế, giáo dục, thể thao văn hóa được hiện đại hóa. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Nền kinh tế thị trường được hình thành và hoạt động có hiệu quả trên mọi ngành, mọi lĩnh vực.

Phương hướng thực hiện trong giai đoạn mới

Để thực hiện tốt mục tiêu đề ra, huyện sẽ phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, sản phẩm sản xuất phải hướng vào nhu cầu của thị trường, gắn việc sản xuất chế biến và tiêu thụ. Trong sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn thì huyện phát triển nhanh các ngành có khả năng phát huy lợi thế cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường trong huyện, tiến tới thị trường vươn ra ngoài tỉnh và xuất khẩu. Đối với đầu tư phát triển và xây dựng cơ sở hạ tầng, huyện có chính sách ưu đãi để thu hút vốn đầu tư của mọi thành phần kinh tế, huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển, tập trung vào các ngành, lĩnh vực mà cấp trên có chủ trương khuyến khích đầu tư… Giải pháp cho ngành dịch vụ thong qua việc phát triển mạnh mạng lưới thương mại đa dạng, nhiều thành phần đến tận các vùng, các địa bàn dân cư, đáp ứng được nhu cầu đa dạng hóa của sản xuất và đời sống; chú trọng phát triển ở thị trường nông thôn, vùng sâu và miền núi; khai thác tốt tiềm năng của các thành phần kinh tế để mở rộng thị trường; xâu dựng và nâng cấp mạng lưới chợ nông thôn gắn với cụm dân cư tập trung, củng cố và hoàn thiện các chợ đã có quy mô, hình thành thị trường tiêu thụ sản phẩm ngay tại địa phương; đầu tư và hoàn thiện các thị trấn, thị tứ làm vệ tinh tạo đà cho nông thôn phát triển dịch vụ thương mại... Về các ngành, lĩnh vực khác như tài chính-ngân hàng, phát triển quan hệ sản xuất, quản lý tài nguyên-môi trường… cũng được huyện chú trọng, củng cố, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động.

Nguồn: Tạp chí vùng kinh tế Bắc Trung Bộ

Các tin khác