Bình chọn
0 người đã tham gia bình chọn
Thống kê truy cập
Số lượng và lượt người truy cập
-
Online 11
-
Hôm nay 3159
Tổng 9.669.781
WEBSITE SỞ NGÀNH
Một số chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10/2015
Giảm thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký DN
Thủ tướng Chính phủ mới ban hành Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/11/2015, trong đó có nhiều điểm mới.
Cụ thể từ 1/11/2015 người thành lập DN hoặc DN chỉ phải nộp 1 bộ hồ sơ khi thực hiện thủ tục đăng ký DN. Cơ quan đăng ký kinh doanh không được yêu cầu người thành lập DN hoặc DN nộp thêm hồ sơ hoặc giấy tờ khác ngoài các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký DN theo quy định. Rút ngắn thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký DN xuống còn 3 ngày làm việc. Trước khi sử dụng, thay đổi, hủy mẫu con dấu, thay đổi số lượng con dấu của DN, chi nhánh, văn phòng đại diện, DN gửi thông báo đến phòng đăng ký kinh doanh để đăng tải thông báo về mẫu con dấu trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký DN. Nội dung thông báo gồm: Tên, mã số, địa chỉ trụ sở của doanh nghiệp hoặc chi nhánh hoặc văn phòng đại diện; số lượng con dấu, mẫu con dấu, thời điểm có hiệu lực của mẫu con dấu.
Nghị định 78/2015/NĐ-CP thay thế Nghị định 43/2010/NĐ-CP và Nghị định 05/2013/NĐ-CP.
Tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe hạng A1
Bộ Y tế và Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khỏe cho người lái xe. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 10/10/2015. Nội dung thông tư không có những quy định từng gây tranh cãi như người ngực lép, 'thấp bé, nhẹ cân" không được lái xe.
Cụ thể thông tư quy định, những người có một trong các tình trạng bệnh, tật sau đây thì không đủ điều kiện để lái xe theo các hạng xe tương ứng: Với người lái xe hạng A1 bị một trong các các dị tật như rối loạn nhận biết 3 màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lá cây; thị lực nhìn xa hai mắt: <4/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính), còn một mắt, thị lực <4/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính); đang rối loạn tâm thần cấp. Rối loạn tâm thần mạn tính không điều khiển được hành vi; cụt hoặc mất chức năng một bàn tay hoặc một bàn chân và một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng); sử dụng các chất ma túy; sử dụng chất có cồn nồng độ vượt quá giới hạn quy định…
Bộ Y tế cho biết, xây dựng dự thảo này nhằm bảo đảm sức khỏe cho người lái xe để họ đủ điều kiện lái xe an toàn. Đây cũng là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi người, do vậy người dân nên đòi hỏi thầy thuốc khám thực hiện theo quy trình, bảo đảm chất lượng chuyên môn.
Bãi bỏ 11 loại giấy tờ giải quyết hưởng BHXH, BHYT
Bảo hiểm xã hội Việt Nam mới ban hành Quyết định 919/QĐ-BHXH sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 01/QĐ-BHXH; Quyết định 1399/QĐ-BHXH; Quyết định 488/QĐ-BHXH.
Theo đó, bãi bỏ 11 loại giấy tờ giải quyết hưởng BHXH, BHYT gồm: Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thai sản (mẫu 11A-HSB; 11B-HSB); giấy đề nghị thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT (mẫu 06/BHYT); giấy đề nghị truy lĩnh số tiền chưa nhận (mẫu 17-CBH); giấy xác nhận đang đi học của nhà trường (mẫu 22-CBH); giấy đề nghị tạm ứng mai tang phí (mẫu 30-CBH); quyết định của cấp có thẩm quyền cử đi học tập, làm việc ở nước ngoài; giấy ủy quyền nộp hồ sơ thanh toán trực tiếp chi phí khám, chữa bệnh BHYT; Giấy đề nghị xác nhận chữ ký (mẫu số 21-CBH); danh sách xác nhận người hưởng chế độ BHXH hàng tháng qua tài khoản ATM (mẫu số 24a-CBH); giấy xác nhận người hưởng chế độ BHXH hàng tháng qua tài khoản ATM (mẫu số 24b-CBH).
Quyết định 919/QĐ-BHXH có hiệu lực từ ngày 1/10/2015.
Bị phạt tới 150 triệu đồng nếu vi phạm hành chính trong lĩnh vực dạy nghề
Nghị định số 79/2015/NĐ-CP của Chính phủ vừa ban hành quy định mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đối với cá nhân là 75 triệu đồng, đối với tổ chức là 150 triệu đồng. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/11/2015.
Nghị định trên quy định mức phạt cụ thể đối với từng hành vi. Theo đó, phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: Tẩy, xóa, sửa chữa, làm thay đổi nội dung quyết định thành lập, cho phép thành lập; gian lận, giả mạo giấy tờ, tài liệu để được thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Hành vi giả mạo giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp bị phạt theo các mức sau: Từ 5 - 10 triệu đồng đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp; từ 10 - 20 triệu đồng đối với trường trung cấp; từ 20 - 30 triệu đồng đối với trường cao đẳng. Hành vi tuyển sinh, tổ chức đào tạo khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp bị phạt theo các mức sau: Từ 40 - 60 triệu đồng đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp; từ 60 - 80 triệu đồng đối với trường trung cấp; từ 80 - 100 triệu đồng đối với trường cao đẳng…
- Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 9-2015 (07/09/2015)
- Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 8/2015 (04/08/2015)
- Những quy định nổi bật có hiệu lực từ tháng 7 (06/07/2015)
- Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 6/2015 (08/06/2015)
- Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 6/2015 (08/06/2015)
- Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5-2015 (01/05/2015)
- Những chính sách có hiệu lực từ tháng 4 (30/03/2015)
- Quyết định (Số: 326 /QĐ – UBND) Về việc công khai dự toán ngân sách địa phương năm 2015 huyện Bố Trạch. (05/02/2015)
- Quyết định (36/2014/QĐ-UBND) Về việc quy định bảng giá các loại đất và phân loại đô thị, loại xã, khu vực, vị trí đất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015 - 2019 (05/02/2015)
- Nghị định (Số 102/2014/NĐ-CP) Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai (05/02/2015)